Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên cấp cơ sở trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên cấp cơ sở trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

    Nguồn tin: Võ Thanh Bình Phó trưởng phòng TC, HC, TT, TL

              Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị xác định rõ: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị-xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của từng cán bộ, đảng viên”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, coi đây là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, trong đó vai trò của cán bộ, đảng viên cơ sở trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng, mang yếu tố quyết định đến thành bại của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì, cán bộ, đảng viên cấp cơ sở là đội ngũ hoạt động tại hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với Nhân dân, là lực lượng trực tiếp tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách với nhân dân, gắn bó với phong trào của quần chúng nhân dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, để giải thích, vận động thực hiện cho hiệu quả, vừa thực thi quyền lãnh đạo, quản lý, điều hành ở địa phương, cơ sở.

              Tính đến tháng 6-2023, toàn Đảng bộ tỉnh Kon Tum có 659 tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở 205; chi bộ cơ sở 454), có 1.850 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và 01 đảng ủy bộ phận với 31.372 đảng viên; 100% thôn (làng), tổ dân phố có tổ chức đảng. Xã vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số là 1.146 tổ chức đảng (đảng bộ cơ sở 85; chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở 1.061) với 13.652 đảng viên (chiếm 43,52% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh); trong đó đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã 1.954 đồng chí (chiếm 14,31%); cán bộ thôn 1.335 đồng chí (chiếm 9,78%); nông dân 5.044 đồng chí (chiếm 36,95%); nữ 5.202 (chiếm 38,01% so với tổng số đảng viên ở vùng có đông đồng bào DTTS). tôn giáo 1.021 (chiếm 7,48%); DTTS 7.794 (chiếm 57,09% so với tổng số đảng viên ở vùng đông đồng bào DTTS). Trong số 7794 đảng viên là người DTTS về trình độ học vấn: biết đọc, biết viết chữ quốc ngũ 218 (chiếm 2,8%), tiểu học 381 (chiếm 4,89%), trung học cơ sở 1.464 (chiếm 18,78%); trong học phổ thông 5.731 (chiếm 73,53%); về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: chưa qua đào tạo 2.343 (chiếm 30,06%), công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ 325 (chiếm 4,17%), trung học chuyên nghiệp 1.433 (chiếm 18,39%), cao đẳng 651 (chiếm 8,35%), đại học 2.971 (chiếm 38,12%), thạc sĩ 69 (chiếm 0,89%), tiến sĩ 02 (chiếm 0,03%).([1])

              Sau hơn 04 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên một số nội dung: Cán bộ cơ sở đã được quán triệt sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn tại địa bàn cơ sở và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá chính quyền, tung tin sai sự thật về hoạt động của chính của hệ thống chính trị cơ sở, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, danh dự của của cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, chống các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong quan điểm về văn hóa, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ở những vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở đã bám sát địa bàn, tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân về chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vừa đập tan âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ nội bộ, kích động, lôi kéo, mua chuộc những tổ chức, cá nhân có quan điểm đi ngược với lợi ích của đông đảo cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương. Phát huy vai trò, lợi thế của tổ chức, đơn vị ở cơ sở, cán bộ, đảng viên cơ sở đã kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề phát sinh, mâu thuẫn, bức xúc trong đời sống nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức cấp cơ sở làm trước, đi đầu trong thực hiện các phong trào tại cơ sở như: xây dựng Nông thôn mới, văn minh đô thị, nêu gương về lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện tốt Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị quy định trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và Nhân dân nơi cư trú.

              Tuy nhiên, mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, được che phủ một cách tinh vi dưới nhiều hình thức, bằng nhiều thủ đoạn, các hoạt động "chống phá" khi ẩn khuất, lúc công khai, trắng trợn, diễn ra vào thời điểm nhạy cảm nhất là các sự kiện chính trị, các sự kiện đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà nước… Với một thế trận nhiều tầng, nhiều lớp, có kịch bản rõ ràng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu", "góp gió thành bão", tung tin, bài xấu độc, âm mưu tạo dựng những nhận thức sai lệch, hoài nghi, hoang mang, dao động, thúc đẩy sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đã được các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị sử dụng triệt để. Bởi vậy, một bộ phận cán bộ, đảng viên cấp cơ sở với trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về quốc phòng, an ninh, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội… còn chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức cấp cơ sở chưa ý thức được trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu kỷ cương trong phát ngôn, thậm chí có lúc bị “cuốn vào” các cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội gây mất an ninh trật tự, phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp và danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân.

              Để tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên cấp cơ sở, là "chốt chặn" quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần có những biện pháp thiết thực, cụ thể góp phần tích cực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thiết nghĩ trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung cơ bản như sau:

              Thứ nhất:  Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên, công chức cấp cơ sở về: lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, hiểu biết quốc phòng, an ninh, kỹ năng làm việc, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lãnh đạo. Qua đó, để đội ngũ này ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; Vận dụng những hiểu biết hiệu quả trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch gắn với hoạt động thực tiễn tại đơn vị cơ sở, đặc thù từng địa bàn.

              Thứ hai: Xây dựng quy chế, quy định về trách nhiệm, nhất là cán bộ lãnh đạo cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xem đây là tiêu chí đánh giá năng lực, tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển. Thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến, khuyến khích và bảo vệ cán bộ cơ sở năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, siết chặt kỷ cương của Đảng, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đẩy mạnh việc cán bộ, đảng viên, công chức cấp cơ sở sử dụng và tham gia tương tác với các trang thông tin, báo chính thống của Đảng, Nhà nước, góp phần định hướng dư luận xã hội, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, đơn vị.

              Thứ ba: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, phát triển kinh tế phải đi liền với xây dựng văn hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập gắn với thực hiện đồng bộ các giải pháp an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân, xây dựng thế trận lòng dân. Lựa chọn những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cơ bản, phổ biến và vừa sức đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức cấp xã, nhất là những nội dung gắn bó trực tiếp đến quyền, lợi ích và hoạt động hàng ngày của nhân dân địa phương.

              Thứ tư: Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, ban chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xây dựng các cơ chế lãnh đạo, quản lý, dự báo, định hướng cho hệ thống chính trị cấp xã, nhất là cán bộ chủ chốt đi vào nề nếp, tạo sức mạnh bền vững. Nâng cao khả năng tự phòng, chống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp xã để phát huy sức mạnh tập thể, thuyết phục và trung lập các cá nhân, tổ chức còn do dự, giao động, “tránh hết sức để họ ra ngoài Mặt trận, vì như thế là đẩy họ rơi vào tay bọn phản động, là tăng thêm lực lượng cho chúng”([2])

              Thứ năm: Từng địa phương, đơn vị thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hoá hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tôn vinh văn hóa truyền thống quê hương, nhân rộng các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống ước nhớ nguồn”, “Lá lành dùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Không ai bị bỏ lại phía sau”… Những cử chỉ đẹp, lối sống đẹp, lòng nhân ái, trung thực, thẳng thắn, nhân ái, bao dung độ lượng, mình vì mọi người, mọi người vì mình theo phong tục, lẽ sống truyền thống quý báu của dân tộc ngày càng lan tỏa trở thành ý thức tự giác trong xã hội.


    [1] Tình hình tổ chức đảng, đảng viên vùng đồng bào DTTS và đội ngũ đảng viên là người DTTS - Ngô Đức Hải  (Trang thông tin điện tử- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum)
    [2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.138.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

    Ths. Nguyễn Thị Hồng Chuyên, GV Khoa Xây dựng Đảng Không gian mạng (không gian xã hội trên internet) ra đời trong bối cảnh hiện nay đã mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các thế lực thù địch phản động thường sử dụng mạng xã hội (MXH) để công kích, gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Với tốc độ lan truyền, thủ đoạn tinh vi, đặc tính ẩn danh, không gian mạng đã trở thành công cụ đắc lực để tuyên truyền những tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước, đòi xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, bảo vệ tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ trên không gian mạng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
    Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần   Nghị quyết số 45, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XIII

    Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết số 45, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XIII

    Th.S Nguyễn Anh Định - GV. Khoa Nhà nước và pháp luật Đội ngũ trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” ; Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”2. Kế tục và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống

    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống

    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống
    Nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng hiện nay

    Nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng hiện nay

    Đã và đang có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên với mức độ khác nhau. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần đẩy mạnh thực hiện giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện này, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
    zalo
    Hotline