Một vài suy nghĩ về việc sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay

Một vài suy nghĩ về việc sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay

    ThS. A Phúc – Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

              Mạng xã hội (MXH) và việc sử dụng MXH là một vấn đề “nóng bỏng”, có nhiều tranh cãi về những mặt tích cực cũng như hệ lụy của nó trong điều kiện xã hội “bùng nổ thông tin” hiện nay. Ở Việt Nam, MXH xuất hiện sau mạng thông tin toàn cầu (Internet) nhưng mức độ phát triển về số lượng người dùng và của nó đang là vấn đề đặc biệt quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý.

              Xin nêu một vài thông tin được đề cập tại buổi Tọa đàm về “Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam” diễn ra ngày 18/5/2018 tại Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, như sau: nước ta hiện có khoảng 55 triệu người dùng MXH. Trong đó có trên 90% là sử dụng MXH thông qua điện thoại di động. Thời lượng người dân sử dụng Internet là 7 giờ và mạng xã hội là 2,5 giờ mỗi ngày; tỉ lệ sử dụng Facebook là 61% và Youtube là 59%[1].


             Khi sử dụng MXH, hành vi và động cơ hành vi của người dùng rất đa dạng. Bên cạnh giao tiếp bằng hữu, chia sẻ kinh nghiệm, niềm vui trong cuộc sống; quảng bá thương hiệu sản phẩm... hành vi nói xấu, đả kích, bôi nhọ người khác, đăng tin giả... cũng đã và đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội gây ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống văn hóa, tư tưởng, đạo đức xã hội, nhất là những chủ thể chịu tác động trực tiếp bởi các thông tin tiêu cực. Theo suy nghĩ cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức – mặc dù chưa phải là nhóm xã hội có mức sống cao hiện nay – nhưng cũng là lực lượng không nhỏ có điều kiện tham gia MXH với cả hai hình thức gồm máy tính (computer, Laptop) và điện thoại di động thông minh đa chức năng (smartphone).

              Hệ thống chế tài đóng vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh hành vi cá nhân nhưng điều quan trọng hơn cả là văn hóa ứng xử của mỗi người trong MXH. Chúng ta đã biết, hành vi ứng xử trên MXH cũng như hành vi ứng xử trong xã hội nói chung đã được quy định ở Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hay đến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Thế nhưng, như đã nêu trên, chúng ta đã và đang có nhiều điều lo lắng về ứng xử của người dùng trên MXH trong điều kiện việc xử lý của cơ quan công quyền, tổ chức đoàn thể, cộng đồng... còn nhiều bất cập. Nhận thức về những hệ lụy do hành vi tiêu cực mà mình có thể gây ra của người dùng MXH còn nhiều khác biệt, phức tạp gắn lới lối sống cá nhân.

              Là những người tham gia công tác ở các quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, công chức cũng cần nhận thức đầy đủ về những mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng MXH, nhất là xác lập thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn của bản thân trong giao tiếp, tiếp nhận, xử lý thông tin trên MXH. Vừa không làm phương hại đến mọi chủ thể trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật, đạo đức, văn hóa... vừa góp phần tích cực xây dựng một môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới. Vì vậy, mỗi người sử dụng MXH, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức cần lưu tâm một số vấn đề:

              - Có thái độ phù hợp trong tiếp cận, xử lý và tiếp nhận thông điệp được gửi đến. Thông điệp được gửi đến bởi chủ thể cụ thể (chủ tài khoản) trong MXH gắn với động cơ, mục đích đưa tin của người gửi. Sẽ càng tối ưu hơn trong phân tích tốt – xấu, đúng – sai nếu ngưỡi dùng nắm bắt được đời sống tâm lý – nhân cách của người gửi, nhất là người có tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên. Phân tích thông điệp bằng việc làm rõ ý nghĩa câu, từ, hình ảnh, video clip mà người gửi muốn nhắn gửi để có định hướng thái độ tiếp nhận/ không tiếp nhận; đồng tình/ phản bác...

              - Thận trọng trong truyền đạt thông điệp trên MXH. Đăng tải thông điệp phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Không chia sẻ, bình luận thuận chiều với những thông điệp có nội dung sai trái, vu khống, giả tạo, kích động hành vi tiêu cực.

              - Không đăng tải, chia sẻ thông điệp chưa được xác minh tính chân thực, nhất là thông điệp có nội dung làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; gây mất an ninh trật tự trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, pháp luật...

              - Mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần xác lập ý thức và thái độ đúng đắn xây dựng phong cách, văn hóa ứng xử không chỉ trong công việc mà còn trong sử dụng MXH; coi đó là một nội dung rèn luyện về đạo đức, tác phong, văn hóa ứng xử trong điều kiện mới hiện nay./.


    [1] Xem: http://cucbaochi.gov.vn: Tọa đàm “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam”.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

    Ths. Nguyễn Thị Hồng Chuyên, GV Khoa Xây dựng Đảng Không gian mạng (không gian xã hội trên internet) ra đời trong bối cảnh hiện nay đã mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các thế lực thù địch phản động thường sử dụng mạng xã hội (MXH) để công kích, gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Với tốc độ lan truyền, thủ đoạn tinh vi, đặc tính ẩn danh, không gian mạng đã trở thành công cụ đắc lực để tuyên truyền những tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước, đòi xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, bảo vệ tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ trên không gian mạng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
    Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần   Nghị quyết số 45, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XIII

    Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết số 45, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XIII

    Th.S Nguyễn Anh Định - GV. Khoa Nhà nước và pháp luật Đội ngũ trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” ; Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”2. Kế tục và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống

    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống

    Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội và giải pháp phòng, chống
    Nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng hiện nay

    Nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng hiện nay

    Đã và đang có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên với mức độ khác nhau. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần đẩy mạnh thực hiện giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện này, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
    zalo
    Hotline