Những nhân tố đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng thôn, làng mới, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei đạt chuẩn nông thôn mới điểm của tỉnh Kon Tum.

Những nhân tố đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng thôn, làng mới, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei đạt chuẩn nông thôn mới điểm của tỉnh Kon Tum.

    Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí địa lý quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước nói chung vùng Tây Nguyên nói riêng; diện tích tự nhiên gần 9.677 km2, toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia). Dân số toàn tỉnh khoảng 601.000 người[1] với 43 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%, có 07 dân tộc thiểu số tại chỗ (gồm: Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê)), trên 42% dân số theo các tôn giáo. Toàn tỉnh có 35 xã khu vực I, 05 xã khu vực II, 52 xã khu vực III và 371 thôn đặc biệt khó khăn; 03 huyện nghèo (Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai).

    Dựa trên tình hình thực tế của toàn tỉnh, số lượng thôn làng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ còn rất lớn. Nhằm thay đổi bộ mặt và diện mạo của tỉnh nhà, trong thời gian qua Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung toàn tỉnh. Theo Kế hoạch số 2226/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng thôn nông thôn mới điểm cấp tỉnh tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022 2023. Sau khi mô hình thí điểm đạt chuẩn sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh góp phần đưa tỉnh nhà ngày càng đi lên.

    Thôn Làng Mới là thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã Mường Hoong huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Dân cư thuần nông, 86,09% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (lúa nước) và thu nhập từ sản phẩm phụ dưới tán rừng trồng cây dược liệu, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.

    Toàn thôn có 146 ngôi nhà/151 hộ gồm: Nhà xây 50 căn; nhà ngói 42 căn; nhà tôn 49 căn. Năm 2022 thôn đã xóa 15 căn nhà tạm giột nát, năm 2023 đã xóa 03 căn, đầu năm 2024 đến thời điểm hiện tại xóa 09 căn nhà tạm,  từ các nguồn hỗ trợ của các đơn vị, mạnh thường quân trên địa bàn trong, ngoài tỉnh, huyện… Thôn có 151 hộ với 506 nhân khẩu, nữ 257 ; (trong đó: Dân tộc Xê đăng 128 hộ, với 416 khẩu (nữ: 201, nam: 215); dân tộc Kinh 21 hộ với 54 khẩu (nữ: 28, nam: 26); dân tộc Dẻ triêng hộ với 19 khẩu (nữ: 13, nam: 6); dân tộc khác 4 hộ với 17 khẩu (nữ: 6, nam: 11). Hộ nghèo 11 hộ với 37 khẩu; hộ cận nghèo 07 hộ với 20 khẩu). Có 13 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, trên địa bàn thôn không có công ty, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn[2].

    Thôn Làng Mới có tổ chức bộ máy rất chặt chẽ, cụ thể thôn có 01 chi bộ với 21 Đảng viên, trong đó có 19 đảng viên chính thức, 2 đảng viên dự bị, cơ cấu 01 Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, có 01 phó bí thư chi bộ, 01 phó thôn, các tổ chức chính trị xã hội gồm (Ban công tác mặt trận thôn, Đoàn thanh niên thôn, HCCB thôn, Phụ nữ thôn, Hội nông dân thôn, hội người cao tuổi, công an viên, y tế cộng đồng, đội dân phòng, có 01 già làng uy tín. Toàn thôn có 208 hội viên (trong đó: Cựu Chiến binh có 30 hội viên, Hội Nông Dân: 79 hội viên; Phụ Nữ: 83 hội viên; Đoàn Thanh Niên: 23 đoàn viên).

    Theo Báo cáo số 174/BC-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân xã Mường Hoong Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei năm 2024 tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2024, Thôn Làng Mới đã hoàn thành xuất sắc 10/10 tiêu chí nông thôn mới như giao thông, điện, văn hóa, thông tin, nhà ở, thu nhập, hộ nghèo, giáo dục, y tế và môi trường. Để đạt được thành công đó là nhờ sự đóng góp của những nhân tố sau:

    Thứ nhất: Sự lãnh đạo quyết liệt và tầm nhìn xa của Đảng và chính quyền các cấp. Việc ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương đã tạo ra một động lực mãnh mẽ cho toàn tỉnh đặc biệt là thôn Làng Mới xã Mường Hoong Huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả. Ngày 14/10/2021, Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó có Chỉ thị số 12 - CT/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ tỉnh được bạn hành về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch số 2226/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng thôn nông thôn mới điểm cấp tỉnh tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022 2023. Cùng với đó là sự thành lập của Tổ công tác 262 hỗ trợ thôn Làng Mới đạt chuẩn nông thôn mới điểm toàn tỉnh Kon Tum. Trên cơ sở đó, Huyện ủy đã ra quyết định 749- QĐ/HU về việc thành lập tổ phát triển kinh tế xã hội hai xã Mường Hoong, Ngọc Linh. Thông báo kết luận số 456-TB/HU, ngày 9/03/2022 của Huyện ủy về việc Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy tăng cường tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 28/03/2022 của Ban Thường Vụ tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 102-KH/HU ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện”. Về phía Ủy ban nhân dân huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 11/5/2022 của UBND huyện về Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 18-02-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025; Thông báo số 117/TB-UBND ngày 08/08/2022 của UBND huyện Đăk Glei về phân công nhiệm vụ Thành viên Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện phụ trách các tiêu chí xây dựng thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei giai đoạn 2022-2023.

    Để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới điểm theo Kế hoạch được giao, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Mường Hoong đã chỉ đạo các bạn ngành đoàn thể, công chức chuyên môn phối hợp, hướng dẫn thôn Làng Mới triển khai nhiệm vụ thực hiện các Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nhằm tập trung huy động các nguồn lực và triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Quyết định số 60/QĐ–UBND ngày 18/10/2022 của UBND xã về thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xã Mường Hoong giai đoạn năm 2021-2025. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Công văn số 207-CV/ĐU  ngày 01 tháng 10 năm 2022 của Đảng ủy xã về đẩy mạnh cải tạo vườn tạp tại các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  Cấp ủy, chính quyền đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong bà con thôn bản.

    Thứ hai: Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, là sự tham gia tích cực của cộng đồng. Bà con trong thôn đã tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới như đóng góp công sức, vật liệu, cùng nhau xây dựng các công trình phúc lợi. Nhờ công tác tuyên truyền của Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã người dân thôn Làng Mới đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua nhằm đưa Làng Mới đạt chuẩn nông thôn mới. Sự vào cuộc của tổ công tác 262 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tổ công tác 749 của Ban thường vụ huyện ủy, Tổ Công tác đặc biệt 2513 của Ban Thường vụ Huyện uỷ và sự vào cuộc của cả hệ thống chsinh trị từ tính đến cơ sở đã phối hợp giúp đỡ, xây dựng thôn Làng Mới, xã Mường Hoong đạt chuẩn thôn nông thôn mới.  Sự tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai chủ trương Kế hoạch số 191/KH-UBND, ngày 10/07/2024 của Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện Kế hoạch số 72/KH-SNN ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tuyên truyền, vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội và xây dựng nông thôn mới tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei năm 2024 qua đó người dân thống nhất, đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện, mang hiệu lại hiểu quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới.

    Thứ ba: Được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân đã đóng góp một phần không nhỏ về tài chính vào việc xây dựng các công trình hạ tầng, hỗ trợ các hộ nghèo. Các chuyên gia đã được mời đến để chuyển giao kỹ thuật, giúp nâng cao năng lực sản xuất cho người dân. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình phát triển cây cà phê xứ lạnh trên địa bàn thôn với 4ha/12 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100 % cây giống, vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực, tổ chức tập huấn các hộ tham gia mô hình về kỹ thuật trồng mới cà phê. Hiện nay, cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 99%.  Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thường xuyên cử cán bộ có trình độ, chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi đến trực tiếp các vườn nhà, vườn đồi hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cụ thể: Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả, cà phê; kỹ thuật trồng lúa cho năng suất cao, hướng dẫn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn gia súc với số hộ tham gia là: 250 lượt người tham dự. Tập huấn triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, thôn. Tiếp tục kiểm tra và hướng dẫn các hộ dân trồng và chăm sóc cà phê, các loại cây ăn quả. Hướng dẫn người dân chăm sóc, tiêm phòng, dọn vệ sinh chuồng trại, đồng thời xử lý nước thải, rác thải đúng quy định. Đồng chí Đinh Xuân Hòa (Trưởng phòng NN&PTNT) hỗ trợ thôn 1 triệu đồng để thuê xe ô tô tải, vận động nhân dân trong thôn nhặt đá để xây be đất trồng hoa 2 bên tuyến đường từ cổng chào lên sân bóng của thôn, đồng thời hỗ trợ 2 tạ xi măng cho các hộ tự đổ tấm đan bắt qua mương để vào nhà, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hỗ trợ 10 bao xi măng, Phòng NN&PTNT hỗ trợ 14 bao xi măng, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện hỗ trợ 4 bao xi măng. Huyện Đoàn triển khai công tác tình nguyện mùa hè xanh: xây các bồn hoa dọc tuyến đường từ ngã ba vào trụ sở UBND xã Mường Hoong, tiến hành hỗ trợ 1kg giống thực hiện mô hình rau xanh, tặng 06 xuất quà cho các hộ gia đình khó khăn, hỗ trợ 8 cây chanh cho 4 hộ trên địa bàn thôn Làng Mới. Số lượng 70 cây tương ứng với 14 triệu đồng. Bên cạnh đó đồng chí Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 1 tấn phân bón vi sinh hữu cơ cho các hộ trồng rau sạch và trồng các tuyến đường hoa và cải tạo vườn tạp trên địa bàn thôn. Đảng Uỷ Quân sự huyện tặng 5 triệu đồng cho Tổ công tác đặc biệt thực hiện nhiệm vụ tại thôn Làng Mới, đồng thời chỉ đạo BCH Quân sự xã triệu tập lực lượng dân quân thường trực hỗ trợ làm nhà tạm cho 2 hộ tại thôn Làng Mới, không có khả năng đối ứng thêm (hộ A Téc, hộ A Inh)….

    Thứ tư: Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước. Các chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc cho quá trình triển khai. Các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã được phân bổ hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Công tác hỗ trợ vay vốn được triển khai tích cực, công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đến các tầng lớp Nhân dân biết và tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 02 mô hình: “Dự án chăn nuôi bò sinh sản với kinh phí 221 triệu đồng; Ưu tiên hỗ trợ xây dựng 01 mô hình giảm nghèo tại thôn Làng Mới”. Năm 2024, Mô hình cải tạo vườn tạp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Mường Hoong, thôn Làng Mới khảo sát, lựa chọn 03 hộ/250 cây tham gia thực hiện cải tạo vườn tạp, với diện tích là 5.000m2; Phối hợp với Tỉnh đoàn tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phát dọn thực bì, cuốc hố; hỗ trợ 250 cây giống các loại (Chanh, xoài, ổi); hiện nay, cây đang phát triển tốt; Các mô hình phát triển kinh tế: Khôi phục, phát triển cà phê chè: Đã hỗ trợ cây giống để người dân trồng mới 7,1 ha cà phê chè; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật để cưa đốn, phục hồi 0,6 ha cà phê chè với 03 hộ tham gia thực hiện Mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng thôn nông thôn mới. đã tuyên truyền, vận động Nhân dân phát động phong trào trồng hoa, cây xanh gắn với chỉnh trang các tuyến đường giao thông khu dân cư thôn Làng Mới: trồng cây xanh 4 tuyến đường (400 cây Mai Anh đào, 200 cây thông) với chiều dài 1,95 km; Trồng hoa 02 tuyến đường (04 cây Huỳnh Liên, 390 cây hoa Mua thái), chiều dài 350m; đang triển khai trồng hoa 02 tuyến đường còn lại là 1,6km. Tuyên truyền vận động và hỗ trợ người dân trong chỉnh trang, cải tạo vườn nhà, xây dựng vườn rau hộ gia đình: Phối hợp với Tỉnh đoàn, Huyện Đoàn tuyên truyền, vận động, hỗ trợ 55 hộ dân phát dọn cây tạp, cỏ dại, chuẩn bị đất để xây dựng mô hình vườn rau hộ gia đình với diện tích 1.375 m2 (bình quân khoảng 20-25m2/hộ). Ngoài ra, đã hỗ trợ 200 cây chuối nuôi cấy mô, giống chuối già Nam Mỹ cho 53 hộ dân để trồng tại vườn nhà của các hộ dân. Đó là những chính sách hỗ trợ giúp Nhân dân từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.  

    Thứ năm: Bên cnh đó, thôn Làng Mới còn có lợi thế về điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển trông cây dược liệu đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh mang lại giá trị kinh tế cao. Người dân đã có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp dễ dàng thích ứng với các kỹ thuật mới. Văn hóa cộng đồng đoàn kết, tương trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nông thôn mới.

    Với những thành quả đã đạt được, ngày 19 tháng 11 năm 2024 Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei đã ban hành Quyết định số 1451/QĐ-UBND Quyết định công nhận thôn Làng Mới xã Mường Hoong đạt chuẩn Bộ tiêu chí thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Ngày 29 tháng 11 năm 2024 thôn Làng Mới đã long trọng tổ chức lễ đón nhận và công bố Quyết định đạt chuẩn nông thôn mới. Đó là niềm vinh dự, tự hào cho bà con thôn Làng Mới nói riêng và Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, nhưng kỳ vọng rằng trong thời gian tới thôn Làng Mới sẽ hoàn thành xuất sắc, đầy đủ hơn nữa các bộ tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 416/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành quy định mức đạt chuẩn Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 và phân công đơn vị phụ trách tiêu chí,  từ đó nhân rộng mô hình ra toàn xã, huyện và tỉnh, nhằm thay đổi mọi mặt đời sống vùng nông thôn trên địa bàn, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

    Võ Thị Thương - Học viên lớp TC LLCT K99

     

    [1] Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 10/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024

    [2] Báo cáo số 174/BC-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân xã Mường Hoong Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei năm 2024.

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    Một số vấn đề trọng tâm được đúc kết tại hội thảo khoa học cấp tỉnh “Đẩy mạnh cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

    Một số vấn đề trọng tâm được đúc kết tại hội thảo khoa học cấp tỉnh “Đẩy mạnh cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

    Một số vấn đề trọng tâm được đúc kết tại hội thảo khoa học cấp tỉnh “Đẩy mạnh cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
    Một số điểm mới của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách

    Một số điểm mới của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách

    Ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (gọi tắt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/8/2023, thay thế các nghị định của Chính phủ đã được ban hành trước đó để điều chỉnh về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách.
    KON TUM: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GÓP PHẦN CỦNG CỐ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

    KON TUM: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GÓP PHẦN CỦNG CỐ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhìn chung, các dân tộc sống đoàn kết, hòa thuận, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển.
    Kết quả sau gần 01 năm thực hiện Kết luận số 1193-KL/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạ

    Kết quả sau gần 01 năm thực hiện Kết luận số 1193-KL/TU ngày 20/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng Trường Chính trị Kon Tum đạ

    Xây dựng trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn là quá trình chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của các trường chính trị cấp tỉnh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; cung cấp luận cứ phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương.
    zalo
    Hotline