Trường Chính trị tỉnh Kon Tum hướng tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Trường Chính trị tỉnh Kon Tum hướng tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

    Tác giả bài viết: ThS. Trần Thị Thu Hương - Khoa Xây dựng Đảng, Nguyễn Thị Dung - Phó trưởng phòng QLĐT&NCKH

          Nghề giáo trong mọi thời đại đều được xác định là nghề cao quý, thiêng liêng, sản phầm mà người thầy tạo ra là vì CON NGƯỜI – (CHÂN – THIỆN – MỸ”.
          Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”[1].
          Thấm nhuần lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và phát huy truyền thống của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục - đào tạo và coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghề dạy học và các thầy giáo, cô giáo được cả xã hội đặc biệt quan tâm, coi trọng và tôn vinh.
                                                      


          Trường Chính trị tỉnh Kon Tum có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
          Cùng với đội ngũ nhà giáo trong cả nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên thuộc nhiều thế hệ của Trường Chính trị Kon Tum đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, khẳng định phẩm chất và năng lực của người trí thức cách mạng làm nên trang sử vẻ vang của Nhà trường, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và phát triển của tỉnh Kon Tum nói riêng.
          Trong các thế hệ thầy giáo, cô giáo, có những người hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, đang an dưỡng tuổi già, có nhiều người đã đi hết gần
    cả cuộc đời với sự nghiệp đào tạo, nay đã đạt đến sự chín muồi về chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm phong phú vẫn đang tiếp tục ngày đêm
    miệt mài, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với Nhà trường. Với tiền đề đó, từ các khóa đào tạo, các thế hệ học viên đã được tiếp thu những tri thức lý luận cần thiết cho công tác trong điều kiện đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
          Ba mươi năm qua (1991-2021), Đảng bộ cùng với Ban lãnh đạo Nhà trường qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Chính trị tỉnh Kon Tum đã đoàn kết, quyết tâm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và bước đầu đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
          Thứ nhất, về công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng
          Với chủ chủ trương tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên năng động, không đống khung trong một chuyên ngành cụ thổ mà có thể tiếp cận, giảng dạy nhiều chương trình khác nhau. Do đó, Trường đã chủ động đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, với nhiều hình thức khác nhau; đội ngũ giảng viên được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, vững vàng về lập trường chính trị, tư tưởng, đạo đức trong sáng. Đây là nền tảng để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.          Giảng viên nhà trường đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại vào từng bài giảng, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của học viên. Trong quá trình học tập, học viên không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng theo từng vị trí việc làm. Qua đó, góp phần vào nâng cao trình độ lý luận chính trị nói riêng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung.
          Thứ hai, về công tác nghiên cứu khoa học
          Nhà trường xác định nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn với mục tiêu chính là đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
          Các đề tài nghiên cứu, bên cạnh việc cung cấp những cứ liệu làm căn cứ kiến thức phục vụ giảng dạy, còn phải hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Với quan điểm đó, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế được triển khai mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
          Hoạt động nghiên cứu khoa học phát triền khá đa dạng, với nhiều loại hình nghiên cứu: đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp trường; hội thảo khoa học; xuất bản Nội san Trường Chính trị; viết bài đăng website; biên soạn tài liệu các chương trình bồi dưỡng... Công tác nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao hiệu quả của sự thâm nhập, chuyển hóa, gắn kết lý luận với thực tiễn, giải quyết tốt một số vấn đề cấp bách nảy sinh từ thực tiễn của các địa phương, ngành trong tỉnh; giúp tham mưu với Tỉnh hoàn thiện từng bước cơ chế, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
          Trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Nhà trường đã chủ động chuyển sang hình thực dạy và học trực tuyến, quản lý công việc theo chuyên môn nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và chủ trương của Tỉnh ủy. Đối với công tác nghiên cứu khóa học, để đảm bảo hiệu quả công việc, Đảng ủy, Ban Giám hiệu chỉ đạo thành lập các tố biên soạn tài liệu chương trình bồi dưỡng dành cho công chức cấp xã và tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã. Hội đồng khoa học Nhà trường đã triền khai thực hiên 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
          Thứ ba, về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể
          Đảng ủy Nhà trường đặc biệt coi trọng công tác gíao dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn đoàn kết, hăng hái thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng trong công việc. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.  Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, xác định, mỗi cán bộ, giảng viên lấy nhà trường làm môi trường chuẩn mực để rèn luyện cả đức lẫn tài; lấy mục tiêu, lý tưởng Cộng sản để làm động lực và niềm tin vượt qua thách thức, khó khăn trong nghề nghiệp và cuộc sống.
          Có thể nói, trong năm qua Nhà trường đã đạt được những thành tích quan trọng, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của Nhà trường. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác giáo dục lý luận nói riêng và của thực tiễn nói chung, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
          Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.
    Hai là, tiếp tục tổ chức kiểm điểm, phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo Nhà trường theo đúng tinh thần của Nghị quyết
    Trung ương 4 khóa XII; Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05.
          Ba là, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Đồng thời, với việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo phải coi trọng đổi mới phương pháp dạy và học lý luận chính trị. Việc đổi mới này nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, để người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tự mình chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện kỹ năng xử lý tình huống thực tế trong công tác lãnh đạo, quản lý tại địa phương, cơ sở. Dĩ nhiên, việc đổi mới công tác đào tạo chỉ thành công khi tiến hành đồng bộ nhiều khâu, mà việc bảo đảm các điều kiện về cơ sờ vật chất, trang thiết bị dạy và học cũng phải được coi trọng, cần hết sức lưu ý rằng, nhân tố đóng vai trò quyết định là lực lượng các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Vì vậy, phải có kế hoạch cụ thể, khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ này.
          Trong nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu đi vào chiều sâu, theo hướng phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
          Quan trọng hơn nữa là tiếp tục tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ, quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao./.

     



    [1] Hồ Chí Minh – Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, 2009, tập 11, tr.331

    Danh mục
    Tin nổi bật
    Tin liên quan
    "24 giờ trải nghiệm" đầy ý nghĩa

    "24 giờ trải nghiệm" đầy ý nghĩa

    Ngày 11/8/2018, nhận lời mời của BCH Chi đoàn III - ANND trực thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Kon Tum, đại diện BCH Chi đoàn và đoàn viên Chi đoàn Trường Chính trị đã tham gia phối hợp thực hiện Chương trình "24h trải nghiệm" theo Kế hoạch số 09-KH/ĐTN ngày 11/6/2018 của BCH Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Kon Tum.
    Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

    Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

    Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Các giai đoạn này gồm những công việc như: truyền đạt quyết định; lập kế hoạch tổ chức; điều chỉnh quyết định; kiểm tra việc thực hiện quyết định và tổng kết tình hình thực hiện quyết định.
    NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

    NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

    NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
    zalo
    Hotline